THCS Yên Nghĩa

https://thcsyennghia.edu.vn


Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Yên Nghĩa giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Yên Nghĩa giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
    UBND QUẬN HÀ ĐÔNG                                                                         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA                                                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
           
                                                                                      

                                                                                                                                         Hà Đông, ngày 05 tháng 9 năm 2020

 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA
GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
 
Yên Nghĩa là một địa phương giàu truyền thống cách mạng, được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1998 với những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
  Trên quê hương giàu truyền thống cách mạng ấy, năm học 1967-1968, những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ một phân hiệu của trường cấp 2 Hoàng Văn Thụ nay là trường THCS Đông La huyện Hoài Đức, trường phổ thông cấp 2 Yên Nghĩa thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây - nay là Trường THCS Yên Nghĩa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được chính thức thành lập.
Trường THCS Yên Nghĩa là một trường có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt,  nhiều năm được công nhận là Tập thể Lao động tiên tiến, Tập thể Lao động xuất sắc. Năm học 2008, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Năm 2019 trường được Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2 và trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của nhà trường trong công tác giáo dục, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
          1. Môi trường bên trong
          1.1. Điểm mạnh.
          1.1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2020-2021
- Tổng số CB, GV, NV: 58; Trong đó: CBQL: 03, GV: 49 , NV: 06
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn giỏi, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác, đoàn kết nhất trí trong chỉ đạo.
1.1.2. Về chất lượng học sinh:
Học sinh đa số các em ngoan nên chất lượng giáo dục của trường THCS Yên Nghĩa nhất là những năm gần đây đã có những thành tích đáng ghi nhận và thực chất.
            + Học lực
Năm học Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
2017-2018 1023 438 42.82 366 35.78 187 18.28 31 3.03 1 0.1
2018-2019 1092 349 32.00 450 41.20 256 23.40 37 3.40 0 0
2019-2020 1189 308 25.9 523 44.0 320 26.9 39 3.2 0 0
+ Hạnh kiểm      
Năm học Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yếu  
SL % SL % SL % SL %  
2017-2018 1023 900 87.98 102 9.97 19 1.86 2 0.2  
2018-2019 1092 999 91.48 82 7.50 10 0.9 0 0  
2019-2020 1189 1115 93.8 74 6.2 0 0 0 0  
1.1.3.  Về cơ sở vật chất:
- Phòng học: 24 phòng, đủ hệ thống máy chiếu, bảng chống lóa…
- Phòng bộ môn: 07 phòng. Gồm: phòng Vật lý,  Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học. Phòng Ngoại ngữ, Tin học mỗi phòng có 45 máy tính kết nối mạng.
- Phòng Thư viện: 01
- Phòng Y tế: 01
- Giáo dục thể chất: 01
- Phòng Thiết bị dạy học: 01
- Các phòng hành chính quản trị: gồm phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng Hội đồng sư phạm, Văn phòng, Tài vụ, Đoàn Đội, Công đoàn, phòng Truyền thống.
Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Năm 2021 nhà trường được đầu tư xây dựng thêm một đơn nguyên với 10 phòng học nữa.
          1.2. Điểm hạn chế.
          - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
+ Thường xuyên thay đổi nhân sự nên việc quản lý, điều hành, bồi dưỡng chuyên môn còn gặp khó khăn.
+ Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động (Thiếu nhân sự ở một số bộ môn).
            - Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
+ Một số ít giáo viên nhiều tuổi chưa bắt kịp với sự đổi mới chung của ngành như đổi mới phương pháp dạy, công nghệ thông tin.
+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ch­ưa thực sự đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ đ­ược bổ sung trong những năm gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm.
+ Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại. Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, chưa thật tự giác, do đó hiệu quả chưa cao.
           - Chất lượng học sinh: 
+ Chưa thật đồng đều; chất lượng học sinh đầu vào thấp. Thành tích học sinh giỏi chưa ổn định.  
+ Địa bàn dân cư rộng, hệ thống giao thông phức tạp. Nhiều em còn chưa chăm học, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phải lo kiếm sống nên ít có sự quan tâm đến con em.     
- Cơ sở vật chất:  
+ Số phòng Tin học còn thiếu so với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
+ Quỹ đất sân bóng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
2. Môi trường bên ngoài
Trường thuộc địa bàn phường Yên Nghĩa mặt bằng dân trí nói chung chư­a đồng đều; điều kiện kinh tế còn khó khăn, hầu hết nhân dân làm nghề nông nhưng không còn ruộng do đã đưa vào quy hoạch các khu đô thị. Một số gia đình mải làm ăn buôn bán, có nhiều cha mẹ học sinh phải mưu sinh nơi xa nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh.
 3. Thời cơ.
- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.
          - Được phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Đông quan tâm, chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tương đối tốt.
- Cơ chế chính sách và thể chế quản lý giáo dục đã có sự thay đổi giúp nhà trường tự chủ trong công tác.
          4. Thách thức.
            - Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục, nhất là trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.
         - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên cần được nâng lên.
         - Các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục nhà trường.
          5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Tập trung các giải pháp đảm bảo cho số lượng học sinh ngày càng tăng trong những năm tới; bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng chất lượng học tập của học sinh yếu kém; giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực, tâm huyết thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn mới.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý. Phù hợp, thiết thực theo hướng tiếp cận công nghệ mới để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng văn hoá nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Duy trì và phát huy cảnh quan nhà trường khang trang xanh - sạch - đẹp - an toàn.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây mới các công trình, phòng học, tăng cường bổ sung trang thiết bị dạy học.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của mỗi học sinh; tăng cường các tổ chức hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo.
- Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý, đánh giá viên chức theo các Thông tư đã quy định, có giải pháp định hướng thúc đẩy thông qua kiểm tra, đánh giá, tổng kết.
- Nâng cao trình độ dạy và học Ngoại ngữ theo đề án phát triển dạy học Ngoại ngữ trên địa bàn quận.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI 
  1. Quy mô số lớp, số học sinh.
Do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận Hà Đông nói chung, phường Yên Nghĩa nói riêng cùng với sự tăng dân số cơ học, mỗi năm nhà trường tuyển sinh tăng từ 120 đến 150 học sinh. Đến năm 2025 có khoảng trên 40 lớp với khoảng hơn 2000 học sinh.
Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020-2025 ( ≈ 45 hs/lớp)
Năm học Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Toàn trường
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số
lớp
Số
HS
2020-2021 10 419 8 360 7 304 7 263 32 1345
2021-2022 10 440 10 419 8 360 7 304 35 1523
2022-2023 12 550 10 440 10 419 8 360 40 1769
2023-2024 14 665 12 550 10 440 10 419 46 2074
2024-2025 12 550 14 665 12 550 10 440 48 2205
- Sau năm 2020, mỗi năm tăng từ 3 đến 5 lớp đồng thời tăng khoảng từ 4 đến 8 giáo viên/1 năm; sau 5 năm tăng khoảng 15 đến 30 giáo viên. Do vậy, đến năm 2025, số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường cần khoảng 90 người. Trong đó Ban giám hiệu 03 đ/c; 81 giáo viên ; 06 nhân viên.
2. Tầm nhìn
Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới; nâng cao vị thế của nhà trường lên tốp giữa của Quận; giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên, phấn đấu giữ vững trường đạt Chuẩn quốc gia, Đơn vị đạt chuẩn văn hóa, Tập thể Lao động tiên tiến ; đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2,
3. Sứ mệnh
Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, an toàn, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện, cán bộ giáo viên phát huy được năng lực của mình.
          4. Các giá trị cốt lõi
- Tinh thần đoàn kết
- Khát vọng vươn lên
- Tính trung thực
- Tinh thần trách nhiệm
- Tính sáng tạo
- Lòng tự trọng
- Tình nhân ái
- Sự hợp tác
IVMỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020- 2025
1. Mục tiêu chung
Đào tạo học sinh thành con người mới, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức vững vàng, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống, luôn năng động, tháo vát và thích nghi với mọi hoàn cảnh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT; phát triển hợp lý về số lượng, bảo đảm về chất lượng giáo viên có tay nghề cao, tâm huyết, năng động, sáng tạo và kinh nghiệm giảng dạy. Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên văn phòng, các bộ phận quản lý và tổ chức hoạt động đoàn thể; Nâng cao các tiêu chí về cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia; Làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục phấn đấu đạt cấp độ 3 hoàn thiện các tiêu chí theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục thông tư số 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày 23/11/2012; Duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn Quốc gia, tập thể lao động tiên tiến, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại.
2. Mục tiêu trong từng lĩnh vực cụ thể
2.1. Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
2.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đề án 01 của Quận ủy Hà Đông về nâng cao chất lượng giáo dục, đề án nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ.
-  Tăng cường nề nếp, kỷ cương nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa của học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.
- Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất.
- Tăng cường đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực, ôn luyện kỹ càng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của từng khối lớp, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, chú trọng hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.
- Triển khai Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2020-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
          2.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục học sinh
Trong giai đoạn 2020- 2025 phấn đấu chỉ tiêu các hoạt động cụ thể như sau:
          - Xếp loại hạnh kiểm, học lực:
                   + Hạnh kiểm khá tốt: 100% (trong đó loại Tốt: 91% trở lên).
                   + Học lực:     Giỏi: Từ 35% trở lên.
                                         Khá: Từ 45% trở lên.
                                         Yếu: ≤ 3%.
                                      Kém: 0%
         - Số học sinh được xét công nhận tốt nghiệp THCS: 100%.
         - Thi vào lớp 10 các trường THPT công lập: đạt tỷ lệ 80% trở lên.
         - Duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp.
                   - Học sinh có kỹ năng sống cơ bản, giao tiếp văn hóa, tự nguyện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
         - 100% đạt yêu cầu trở lên về kiểm tra thể lực theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.
         2.1.3Giải pháp thực hiện
         Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.   
          Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
          - Tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, dã ngoại,…Xây dựng các đôi bạn học tập… Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà… để học sinh có ý thức tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
- Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu đặc biệt, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi các cấp.
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đặc biệt là kiểm tra, dự giờ đột xuất của Ban giám hiệu, tổ trưởng các tổ chuyên môn đối với giáo viên. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.
- Đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn, tích cực sinh hoạt trên “Trường học kết nối”, tăng cường áp dụng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp như tổ chức các trò chơi dân gian, thi văn nghệ, thể dục thể thao, chăm sóc Nhà lưu niệm Đại tướng Lê Trọng Tấn, Nghĩa trang liệt sĩ phường, tham quan Bảo tàng đường mòn Hồ Chí Minh…
- Tổ chức dạy các tài liệu về kỹ năng làm chủ cuộc sống; kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; kỹ năng làm chủ trong học tập; kỹ năng giao tiếp và hội nhập; kỹ năng định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường, không gian thể thao bình đẳng (dự án Plan)…  vào các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, ra chơi giữa giờ… để từ đó học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em có bản lĩnh, biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội.
           2.2. Phát triển đội ngũ
2.2.1 Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức
Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. 
- Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức chính trị, xã hội, thực hiện dân chủ, công bằng, công khai.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tiềm năng, nòng cốt; cán bộ, giáo viên trẻ, có năng lực được bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
Cụ thể: tính đến năm 2025
Cán bộ quản lý: được bồi dưỡng nâng cao trình độ Ngoại ngữ, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý.
-  Giáo viên: 100% đạt chuẩn trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong dạy học và công tác, có kỹ năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong dạy học, có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại; 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học và Cao học, nâng tỷ lệ  giáo viên theo học đào tạo sau Đại học.
Nhân viên:  Đạt chuẩn đào tạo từ Cao đẳng trở lên; có kỹ năng sử dụng thành thạo máy móc, phương tiện CNTT đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong công tác.
2.2.2. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phát động.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
          - Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên về nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi thầy cô giáo thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
- Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ, tin học tự học để nâng cao trình độ.
          - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.
          - Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.
          2.3. Phát triển cơ sở vật chất
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn theo tiêu chí về giáo dục của dự án xây dựng tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới.
- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sân chơi bãi tập của học sinh, nâng cấp sân trường, xây mới cổng trường, khu để xe của học sinh. Đặc biệt, tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng một đơn nguyên mới với 15 phòng học.
- Tiếp tục đầu tư máy tính, máy chiếu, lắp đặt hệ thống camera và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng lan và Internet, diễn đàn giáo dục trên hệ thống trường học kết nối.
2.4. Phát triển nguồn lực tài chính
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng nguồn ngân sách, nguồn thu học phí phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học; thực hiện tốt phương án chi tiêu nội bộ.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách.
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.
- Thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ Ban đại diện và các nguồn vận động hỗ trợ các hoạt động giáo dục, xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất.
- Thu hút và sử dụng đúng mục đích các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục.
- Công khai theo quy định.
2.5. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể
- Công tác xây dựng Đảng: củng cố Chi bộ vững mạnh, làm tốt công tác phát triển Đảng, kết nạp từ 1 đến 2 Đảng viên mới trong mỗi năm học.
- Công tác Đoàn Đội:
+ Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội.
+ Tạo môi trường văn hóa lành mạnh để học sinh phát triển toàn diện. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt các cuộc vận động, đa dạng và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá – văn nghệ – thể dục, thể thao. Tích cực duy trì nề nếp, cải tiến các hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Công tác Công đoàn: là nòng cốt trong phong trào thi đua của giáo viên, phối hợp tốt với nhà trường trong việc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên.
2.6. Công tác xã hội hoá
- Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền cho cha mẹ học sinh tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.
2.7. Phát triển và quảng bá thương hiệu
          Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai có hiệu quả trang thông tin điện tử, cập nhật mọi hoạt động, mọi thông tin về các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Khuyến khích giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của địa phương, của ngành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Phổ biến kế hoạch
- Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Yên Nghĩa giai đoạn 2020 - 2025 được báo cáo với cơ quan cấp trên, Đảng ủy, chính quyền địa phương; phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ  học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.
- Niêm yết công khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường tại bảng tin của trường.
- Công khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trên trang thông tin điện tử http://thcs-yennghiaedu.vn
          1.2. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân
- Hiệu trưởng:  
+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.
+ Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.
+ Chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai chiến lược; điều chỉnh phương hướng, chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.
- Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục các biến động về chất lượng giáo dục.
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn và tổ Văn phòng
+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian,người chịu trách nhiệm và các nguồn lực thực hiện.
+ Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh.
- Giáo viên, nhân viên:
Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.
+ Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.
 - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
+ Hng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.
+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động cha mẹ học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.
- Đối với học sinh:
Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc học nghề.
- Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.
2. Lộ trình thực hiện chiến lược phát triển nhà trường
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 - 2022: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo theo tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững trường chuẩn Quốc gia, thực hiện tự kiểm định chất lượng, phấn đấu giữ vững đạt cấp độ 2.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2022 - 2025: Tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, ổn định quy mô, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện.
VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với Quận ủy, UBND quận
          Quan tâm quy hoạch, đào tạo, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
          Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục. Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.
            Trên đây là Chiến lược phát triển trường THCS Yên Nghĩa giai đoạn 2020-202và tầm nhìn đến năm 2030Nhà trường căn cứ vào lộ trình sẽ từng bước cụ thể hóa thành chương trình, hành động sát với thực tế của trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đề ra  góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”.
 
Nơi nhận:
UBND phường (để b/cáo);
- Phòng GD&ĐT (để b/cáo);
- Lưu: VT
 
HIỆU TRƯỞNG


 
       Hoàng Thị Thu Trinh

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây