Trang nhất » Tin Tức » Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022-2030 ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông

Thứ bảy - 12/03/2022 08:31

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022-2030  ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 184 /KH-PGDĐT       Đông, ngày  09  tháng 3 năm 2022
 
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022-2030
ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông



 


Thực hiện Kế hoạch số 312/KH-SGDĐT ngày 08/02/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về Thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022-2030 ngành Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận Hà Đông xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022 - 2030, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thực hiện tốt Luật Trẻ em, đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em về đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và mối quan hệ xã hội, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em; giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận thông tin các dịch vụ xã hội và tham gia các hoạt động xã hội của trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2022-2025
- Chỉ tiêu số 1: Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh cho trẻ em vào năm 2025, trong đó có 100% nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
- Chỉ tiêu số 2: Phấn đấu có ít nhất 55% trẻ em nhà trẻ và 100% trẻ em mẫu giáo trong cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện.
- Chỉ tiêu số 3: Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100%.
- Chỉ tiêu số 4: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,99% phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học bậc tiểu học dưới 0,01%.
- Chỉ tiêu số 5: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp trung học cơ sở 99% phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở dưới 0,05%.
- Chỉ tiêu số 6: Phấn đấu 100% số cơ sở giáo dục có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em.
- Chỉ tiêu số 7: Tỷ lệ trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với trẻ em khuyết tật đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp đạt 80%.
2.2. Giai đoạn 2025 - 2030.
- Chỉ tiêu số 1: Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh cho trẻ em vào năm 2030, trong đó có 100% nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
- Chỉ tiêu số 2: Phấn đấu có ít nhất 65% trẻ em nhà trẻ và 100% trẻ em mẫu giáo trong cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện.
- Chỉ tiêu số 3: Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100%.
- Chỉ tiêu số 4: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,99% phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học bậc tiểu học dưới 0,01%.
- Chỉ tiêu số 5: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp trung học cơ sở 99,5% phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở dưới 0,03%.
- Chỉ tiêu số 6: Phấn đấu 100% số cơ sở giáo dục có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em.
- Chỉ tiêu số 7: Tỷ lệ trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với trẻ em khuyết tật đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp đạt 82%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch
- Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 24/01/2018, các quy định của pháp luật.
- Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lí đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm về công tác giáo dục trẻ em; lồng ghép các chỉ tiêu về giáo dục trẻ em trong các chương trình, đề án, dự án và xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực để thực hiện có hiệu quả.
- Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra đánh giá ở các cơ sở giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc phát triển giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục; tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật của ngành Giáo dục tuyên truyền Luật Trẻ em, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
- Bổ sung nội dung giáo dục về quyền và bổn phận trẻ em, trách nhiệm công dân, giáo dục kỹ năng sống bằng nhiều hình thức lồng ghép, tích hợp vào các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các môn học/hoạt động giáo dục phù hợp trong các cơ sở giáo dục, một số văn bản hướng dẫn thường xuyên của ngành về xây dựng môi trường học tập, quản lý nhà trường; tích hợp vào các hoạt động, phong trào thi đua của ngành, xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch . . . công tác thi đua khen thưởng; công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; giáo dục kĩ năng sống trong trường mầm non, phổ thông.
3. Triển khai, thực hiện chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt quan tâm đến đối tượng trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tham mưu chính sách để huy động các nguồn lực tích cực vận động trẻ em đi học, trẻ em bỏ học trở lại trường, hỗ trợ những gia đình khó khăn để trẻ em được đến trường.
- Duy trì, củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa phương, trong đó các nhà trường thường xuyên cập nhật, tổng hợp số liệu và phân loại trẻ em có nguy cơ bỏ học để có giải pháp khắc phục kịp thời đối với từng trường hợp cụ thể. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú học tập của trẻ em.
4. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện không có bạo lực
- Triển khai có hiệu quả phòng tư vấn tâm lý, phát triển mô hình đối thoại học đường để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong trường học. Hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học có sự lồng ghép, phối hợp, chuyển tuyến liên ngành, liên cấp, triển khai các mô hình góp phần bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách tư vấn tâm lý trong trường học để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn hỗ trợ tâm lý cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục.
- Đa dạng hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ trẻ em, tư vấn tâm lý cho trẻ em trong trường học. Hình thức truyền thông, giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, theo hướng kết hợp giữa công nghệ hiện đại, truyền thống và trực tiếp.
5. Tăng cường hoạt động vận động cho trẻ em
- Triển khai thực hiện đầy đủ chương trình môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tích hợp lồng ghép các nội dung về vận động có sự tham gia của trẻ em.
- Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ của trẻ em. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể thao các cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em.
- Tổ chức hiệu quả chương trình phổ cập bơi, giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục phổ thông, chú trọng các địa phương có nhiều sông, hồ, suối, kênh, rạch.
            
6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Tham mưu đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, trẻ em thuộc nhóm yếu thế, hỗ trợ kinh phí cho trẻ em thuộc diện chính sách, trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Rà soát hiện trạng công trình nước sạch và khu vệ sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đề xuất kiến nghị Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo và tăng cường nguồn lực để đảm bảo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có đủ công trình vệ sinh và nước sạch đáp ứng cho trẻ em.
- Rà soát danh mục nhu cầu đầu tư bổ sung phòng học, phòng học bộ môn, thư viện, khối phòng phục vụ học tập hiện có tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Chú trọng tới cơ sở hạ tầng và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với trẻ em khuyết tật.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
- Nguồn chi thường xuyên của cơ sở giáo dục.
- Các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo 
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022-2030 ngành Giáo dục và Đào tạo quậnĐông.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu được xác định trong Kế hoạch.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Tổng hợp và gửi báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Căn cứ Kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phù hợp với thực tiễn của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ cụ thể, chi tiết các nội dung của Kế hoạch.
- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của đơn vị.
- Tổng hợp và gửi báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Các đơn vị tổng hợp báo cáo kết quả triển khai kế hoạch theo năm học về Phòng Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ email: phungduydong@gmail.com.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2022-2030 ngành Giáo dục và Đào tạo quậnĐông. Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị ông, (bà) Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Giao Hiệu trưởng các trường mầm non công lập chuyển Kế hoạch tới các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn được phân công hướng dẫn./.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

 
Nơi nhận:
- Sở GDĐT Hà Nội;      
- Lãnh đạo, CV Phòng GDĐT;
- Các trường MN, TH, THCS;
- Các nhóm trẻ, lớp MG độc lập;
- Lưu: VT.                                                                 
        KT. TRƯỞNG PHÒNG
   PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
     (Đã ký)            
      
             
     
Bạch Ngọc Lợi
 
 








 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây